Đậu hũ gia truyền TP.HCM: Câu chuyện “giữ lửa” truyền nghề của vợ chồng anh Kỹ sư Điện tử.

Đậu hũ gia truyền TP.HCM: Câu chuyện “giữ lửa” truyền nghề của vợ chồng anh Kỹ sư Điện tử.

Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, việc chọn cho mình một nghề nghiệp ổn định là điều cần thiết. Nghề gia truyền, hay nói dễ hiểu hơn là công việc làm ăn lâu đời tạo nên truyền thống gia đình, đang dần mai một trong thời đại công nghiệp hóa.

Với một lòng đau đáu giữ gốc gác và nối nghiệp tổ tiên, anh Nguyễn Văn Xuân luôn tìm cách để phát triển cái nghề làm đậu hũ của gia đình. Thời điểm anh tiếp quản cơ nghiệp cùng vợ, nơi sản xuất đậu hũ của nhà anh chỉ là một căn phòng chật chội thuê tại Hà Nội bởi số vốn thời điểm ấy khá eo hẹp.

Nhận thấy đất Sài Gòn rộng mở, người dân ưa chuộng thực phẩm chay, nhất là đậu hũ, anh đưa ra một quyết định táo bạo: Nam tiến để lập nghiệp. Tuy thế, khó khăn ban đầu nơi đất khách là anh không thể cạnh tranh được với những cơ sở hiện có tại vùng đất mới. Điều này đòi hỏi anh Xuân phải cải tiến quy trình sản xuất.

Vốn là Kỹ sư Điện tử tự động hóa, anh Xuân từ mày mò nghiên cứu, chế tạo ra máy móc, dây chuyền thiết bị phù hợp để sản xuất đậu hũ. Vận dụng kiến thức cơ khí đã tìm hiểu vào lắp ráp, cơ sở sản xuất của anh Xuân không còn những chiếc cối xay bằng đá, bàn ép đậu, vải lọc, … như xưa nữa.

Nếu lúc trước xay hạt đậu nành bằng sức người kéo cối vừa mệt vừa tốn thời gian thì bây giờ đã có máy xay chuyên dụng. Sữa đậu nành khi xưa dùng than hay củi để nấu, khói tro bay ngút phòng không đảm bảo vệ sinh thì nay đã có máy nấu. Anh còn chế tạo được cả hệ thống kiểm tra nhiệt độ tự động để đảm bảo việc sản xuất sữa đậu nành và đậu hũ được đúng chuẩn.

Kể từ khi anh Xuân và vợ bắt đầu công việc đến nay đã gần chục năm, hiện vẫn chưa có cơ sở làm đậu hũ gia truyền TP.HCM nào có thể bắt kịp được dây chuyền sản xuất do chính tay anh cải tiến. Thậm chí hiện nay trên thị trường cũng không có công ty hay doanh nghiệp cơ khí nào cung cấp máy móc phục vụ riêng cho việc chế biến đậu hũ.

Dù biết nghề làm đậu hũ gia truyền thật sự rất vất vả, nhưng mỗi ngày anh Xuân đều cố gắng hoàn thiện máy móc để giảm thiểu những cực nhọc cho nhân viên của mình. Từ việc ứng dụng kỹ thuật vào trong việc làm nghề gia truyền, anh Xuân đã tự tin hình thành nên thương hiệu “Đậu hũ gia truyền Xuân Hường” nức tiếng Sài thành.

Ban đầu mới đặt chân lên đất Nam bộ, đôi vợ chồng trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Cả hai vợ chồng không chỉ phải dậy từ 2-3h sáng để tỉ mẩn làm nên từng mẻ đậu hũ nóng, mà còn phải bỏ công chở từng thùng đậu hũ ra chợ để bán.

Tuy thế, dần dà thực khách nhận thấy được hương vị đậu hũ của anh chị làm khá ngon, đồng thời lại đảm bảo vệ sinh nên tự tìm đến cửa hàng ngày một đông. Có những chị em nội trợ, dù bận rộn việc nhà nhưng họ vẫn có thể dành cả tiếng đồng hồ đứng chờ mua miếng đậu hũ nóng hổi mới ra lò.

Chia sẻ về sự lựa chọn của mình, anh Xuân cho rằng: “Tôi không hối hận vì đã theo nghiệp gia đình. Cái nghề nó chọn mình rồi thì ráng mà gìn giữ, sau còn truyền cho con cháu”. Mỗi nhân viên làm việc tại cơ sở của anh Xuân đều được anh nhiệt tình chỉ bảo, chia sẻ bí quyết nấu sữa đậu nành hay cách làm đậu hũ, đậu hũ ky, …

Mặc dù ngày nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được đậu hũ lạnh ở bất kỳ cửa hàng tiện ích hay siêu thị nào đó, nhưng một khách hàng thông minh thì luôn biết tìm đến những cơ sở làm đậu hũ nóng uy tín và chất lượng. Với danh tiếng cả chục năm trong nghề, nếu bây giờ có thực khách phương xa hỏi về đậu hũ gia truyền TP.HCM thì mọi người đều chỉ đến địa chỉ 234B Hoàng Hoa Thám, phường 5, quận Bình Thạnh như là một nơi đáng tin cậy. Gần đây, để khách hàng không phải đi xa vợ chồng anh đã khai trương thêm cơ sở 2 tại 24/38 Lê Thị Hồng, P.17, Q. Gò Vấp.

Trên con đường sự nghiệp, nhất là đối với những người đang có chí hướng tiếp nối công việc gia đình, giữ được lửa nhiệt huyết như anh Xuân là điều đáng khen. Những nỗ lực “giữ lửa” truyền nghề của vợ chồng anh Kỹ sư Điện tử tự động hóa là một thông điệp quý báu khuyến khích đến các bạn trẻ trong hành trình khởi nghiệp hiện nay. Không phải cứ chạy theo những nghề nghiệp “hot” của xã hội để làm mục tiêu sống. Quan trọng là yêu thích công việc mình làm, dù gặp khó khăn nhưng luôn tìm cách để khắc phục, cải thiện và theo đuổi sự lựa chọn của mình.

Facebook Twitter Google+
Call Now Button0902816292